Phát hiện mối xuất hiện trong nhà như thế nào

Hình ảnh
Cách nhận biết mối xuất hiện trong nhà Khi loài mối xâm nhập được vào trong một căn nhà nó sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại cho căn nhà đó cũng như các vật dụng có chứa xellulo như: gỗ, giấy, tre, luồng, v.v chứa trong căn nhà đó. Để giảm thiểu thiệt hại do loài mối gây ra, thiết nghĩ mọi người cần phải biết cách nhận biết mối xuất hiện trong nhà mình như thế nào càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu những thiệt hại không đáng có đó.

Diệt mối bằng phương pháp hóa sinh

Diệt mối bằng phương pháp hóa sinh do tiến sỹ Nguyễn Chí Thanh ( Người Việt Nam ) nghiên cứu, tuy còn một số hạn chế nhưng xét về thời điểm xã hội thì phương pháp diệt mối này là một bước đột phá trong lĩnh vực diệt mối, phòng mối.


Dưới đây là các bước để thực hiện diệt mối bằng phương pháp hóa sinh:
Điều kiện để có thể diệt mối bằng phương pháp hóa sinh là đàn mối hiện hữu phải là mối nhà hay còn gọi là mối gỗ ẩm.
Bước 1: Đặt hộp mồi
Hộp mồi để nhử mối là một hộp bằng giấy bìa cacton chứa nhiều mảnh gỗ thông bên trong


Để đảm bảo hiệu quả chúng ta phải đặt tối thiểu 4 đến 5 hộp, chọn những vị trí mối xuất hiện để đặt hộp mồi. Tùy theo độ ẩm của khu vực đặt hộp mồi mà từ 15 đến 18 ngày mối sẽ tập trung đầy trong các hộp mồi này:


  

Bước 2: Rắc thuốc
Sử dụng thuốc PMC 90 để rắc lên mình những con mối, trước kia thuốc có màu hồng nhạt, nhưng hiện nay chúng được đổi sang màu xanh nhạt, căn cứ vào hạn sử dụng trên vỏ hộp thì những lọ thuốc màu hồng đã quá hạn sử dụng từ lâu.


Trước khi rắc thuốc chúng ta cần phải đeo mặt nạ hay khẩu trang sao cho chúng ta không hít phải bột thuốc, đeo sẵn găng tay cao su phòng mối cắn, tay thuận cầm lọ thuốc, tay kia gỡ và cầm từng thanh gỗ sau đó 2 tay phối hợp để rắc thuốc vào các bề mặt từng thanh gỗ đó, khi đó các con mối ở từng thanh gỗ sẽ dính thuốc ( Lưu ý rắc ít thôi, thuốc phủ một lớp mỏng trên mỗi bề mặt gỗ là được ).



Sau khi rắc xong mỗi thanh gỗ lại xếp nhẹ nhàng vào vị trí đặt hộp ( nếu vỏ hộp còn nguyên thì xếp vào trong hộp cho gọn cũng được )
Kết thúc quá trình rắc thuốc chúng ta cần lấy giấy báo hay nilon phủ kín đống gỗ ( Mục đích là tránh không cho bột thuốc bay vào không khí mỗi khi có gió vì PMC 90 là thuốc độc cao, được cục bảo vệ thực vật khuyến cáo hạn chế sử dụng ).
Bước 3: Thu gom
Sau khi rắc thuốc được khoảng 5 đến 7 ngày chúng ta tổ chức thu gom, lúc này chúng ta chỉ còn thấy gỗ không và một ít xác mối chết tại chỗ do dính quá nhiều thuốc.


Dồn tất cả cho vào bao nilon để đổ rác, lấy khăn ướt lau chùi thật sạch khu vực sao cho không còn màu thuốc PMC 90 là được. Đến đây kết thúc quá trình diệt mối bằng phương pháp hóa sinh.
Lúc này kiểm tra các vật dụng đồ gỗ, tường nhà xem có chỗ nào còn mối không, thông thường chúng sẽ hết, nhưng nếu chúng ta thấy vẫn còn thì đặt tiếp hộp mồi vào chỗ đó, nếu những con mối đó cùng tổ với đàn mối mà chúng ta diệt bằng phương pháp hóa sinh trước đó thì hộp mồi đặt đợt 2 sẽ không có mối, nếu sau 15 đến 18 ngày chúng ta vẫn thấy mối vào đầy hộp mồi thì có thể chúng là đàn mối khác hoặc lần diệt mối trước đó không thành công.
Chúc các bạn thành công.

Tác giả
Vũ Nam
Chuyên diệt mối, phòng mối tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận, bảo hành 02 năm, làm cả ngoài giờ hành chánh.
Điện thoại:  A.Nam
Địa chỉ: 69/4D Tân Hiệp 31, Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM

http://dietmoi.kinhdoanhvn.com







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Diệt mối tận gốc là gì

Phát hiện mối xuất hiện trong nhà như thế nào